Kinh tế phát triển mạnh, hạ tầng giao thông hoàn chỉnh cùng vị trí quan trọng ngay cửa ngõ giao thương phía Đông của TPHCM là những lợi thế giúp thị trường bất động sản Đồng Nai trở thành “điểm nóng” thu hút dòng vốn đầu tư.
" />Kinh tế phát triển mạnh, hạ tầng giao thông hoàn chỉnh cùng vị trí quan trọng ngay cửa ngõ giao thương phía Đông của TPHCM là những lợi thế giúp thị trường bất động sản Đồng Nai trở thành “điểm nóng” thu hút dòng vốn đầu tư.
Hạ tầng giao thông phát triển mạnh là điểm tựa giúp thị trường bất động sản Đồng Nai tăng trưởng.
Hạ tầng bứt phá, bất động sản hưởng lợi
Những năm gần đây, Đồng Nai đang có sự bùng nổ về hạ tầng giao thông với hàng loạt dự án lớn đang và chuẩn bị được triển khai. Ngoài cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, quốc lộ 51 mở rộng, sân bay quốc tế Long Thành chuẩn bị khởi công, từ nay đến năm 2020, Đồng Nai sẽ dành 35.000 tỉ đồng xây dựng cao tốc Bến Lức – Long Thành, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, cao tốc Dầu Giây – Liên Khương (Lâm Đồng), đường Vành đai 3.
Cùng với đó, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung đầu tư mở rộng các trục đường xuyên tâm thành phố Biên Hòa, đường ven sông, thống nhất chủ trương xây dựng cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, hệ thống metro kết nối Biên Hòa với TP. Hồ Chí Minh và các cây cầu nối Biên Hòa, Nhơn Trạch với quận 9… Những công trình này không chỉ giúp việc đi lại, lưu thông hàng hóa thuận tiện hơn, thúc đẩy kinh tế Đồng Nai phát triển mà còn tạo ra đòn bẩy cho thị trường bất động sản tăng trưởng.
Thực tế cho thấy Đồng Nai đang là khu vực giáp ranh TP. Hồ Chí Minh có thị trường bất động sản hết sức sôi động. Giá bất động sản tại đây đã thiết lập mặt bằng giá mới trong thời gian vừa qua. Đơn cử như tại thành phố Biên Hòa, giá đất các khu vực phường Bửu Hòa, Tân Hòa, Tân Phong hồi đầu năm 2018 giá chỉ khoảng 10 – 12 triệu đồng/m2 nhưng hiện được rao ở mức 20 triệu đồng/m2. Riêng ở khu vực trung tâm thành phố, giá đất giao dịch lên đến 80 – 100 triệu đồng/m2.
Tuy nhiên, quỹ đất ở khu trung tâm thành phố Biên Hòa không còn nhiều nên gần đây nhiều nhà đầu tư bắt đầu chú ý đến khu vực giáp ranh với Long Thành, nơi sân bay quốc tế Long Thành đang được khẩn trương đầu tư. Loạt dự án tại khu vực này đã thu hút một lượng lớn khách hàng như Paradise Riverside, Golden Center City 3, Biên Hòa New Town 2… Giá đất tại đây hồi đầu năm khoảng 8-10 triệu đồng/m2 thì nay cũng đã tăng lên 12-15 triệu đồng/m2.
Riêng tại Nhơn Trạch, sau thời gian đầu năm tăng trưởng “nóng”, hiện nay giá đất nằm quanh ngưỡng 8 – 15 triệu đồng/m2.
Theo nhận định của một số chuyên gia, thị trường bất động sản Đồng Nai vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển nhờ điểm tựa của hệ thống hạ tầng và chiến lược phát triển về hướng Đông của TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Đồng Nai còn luôn nằm trong nhóm đầu của cả nước về thu hút vốn FDI. Chỉ riêng 9 tháng năm 2018, vốn FDI rót vào Đồng Nai đạt 1,3 tỉ USD, vượt 30% so với kế hoạch cả năm. Trong đó, phần lớn dự án tập trung vào lĩnh vực bất động sản, hạ tầng, công nghiệp, thương mại dịch vụ và logistic. Điều này không chỉ mở ra cơ hội phát triển mà còn tạo nền tảng vững chắc giúp Đồng Nai tiếp tục nắm giữ tốt vị thế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường bất động sản.
Tâm điểm vẫn là Biên Hòa
Với vị trí chiến lược trong tứ giác kinh tế Đồng Nai – TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương và Bà Rịa Vũng Tàu, thành phố Biên Hòa được xem là một trong những khu vực chiếm ưu thế về thu hút đầu tư bất động sản. Bởi đây là đầu tàu kinh tế của tỉnh Đồng Nai với số lượng dân cư tập trung đông nhất, nhiều khu công nghiệp quy mô lớn và có nhiều tuyến đường huyết mạch đi ngang qua.
Đặc biệt, Biên Hòa nằm ngay tâm cửa ngõ phía Đông TP. Hồ Chí Minh. Từ đây chỉ cần xuôi theo xa lộ Hà Nội hoặc tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên là tiếp cận ngay quận 9, Thủ Đức và các quận trung tâm TP. Hồ Chí Minh. Nhờ lợi thế này, Biên Hòa được đánh giá không khác gì một đô thị vệ tinh nối liền khu Đông TP. Hồ Chí Minh.
Nhận diện tiềm năng phát triển của thành phố Biên Hòa, nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đã liên tục rót vốn vào đây để đầu tư, phát triển dự án nhà ở, khu đô thị và các cơ sở thương mại. Điển hình như mới đây, tập đoàn Keppel Land cho biết sẽ triển khai tiếp dự án mới khu đô thị thông minh vào năm 2019. Các tập đoàn Aeon (Nhật Bản), Auchan (Pháp) cũng đã lên kế hoạch xây dựng trung tâm thương mại tại thành phố Biên Hòa.
Bên cạnh các doanh nghiệp ngoại, các nhà phát triển bất động sản hàng đầu trong nước như Vingroup, Novaland, VinaCapital, Vạn Thịnh Phát, Hưng Thịnh, Đất Xanh, Kim Oanh… cũng đang phát triển dự án tại đây khiến thị trường trở nên sôi động.
Nhận xét về triển vọng thị trường, ông Tôn Thất Khiêm, Phó tổng giám đốc Truyền thông – Marketing Công ty Kim Oanh cho rằng, bất động sản Biên Hòa đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ tăng trưởng và mức giá còn thấp. Với sự phát triển của hạ tầng giao thông, đặc biệt khi tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên được kéo dài đến chợ Sặt (Biên Hòa), nơi đây sẽ trở thành cực tăng trưởng đối trọng của khu Đông TP. Hồ Chí Minh và giá đất cũng sẽ tăng mạnh.
Theo tapchitaichinh.vn
Tin liên quan: