Là chủ đề của diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp tổ chức với các Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công Thương và một số tổ chức trong và ngoài nước tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội hôm 26/8/2011." />
Là chủ đề của diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp tổ chức với các Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công Thương và một số tổ chức trong và ngoài nước tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội hôm 26/8/2011.
Đây là diễn đàn đối thoại đa chiều về đầu tư trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản, có sự tham dự của 500 đại biểu trong và ngoài nước đại diện cho các nhà đầu tư, các doanh nhân, các tổ chức liên quan và các cơ quan truyền thông. Tạp chí Kinh tế và dự báo (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) là cơ quan thường trực đảm nhiệm vai trò Ban Thư ký diễn đàn.
Diễn đàn lần này tập trung vào các nội dung về khó khăn trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản và đối thoại đa chiều chính sách giữa các doanh nghiệp với lãnh đạo các Bộ có liên quan về việc hỗ trợ và đưa ra các giải pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy ngành xây dựng và bất động sản Việt Nam phát triển một cách bền vững. Bên cạnh đó, các chuyên gia trong và ngoài nước đã đưa ra các gợi ý và các giải pháp cải thiện trong ngắn hạn, các hàm ý và dự báo trong dài hạn cũng như mô tả một cách rõ nét về thực trạng ở Việt Nam.
Dựa trên các định hướng chính và các dữ liệu cần thiết, bao gồm cả dự báo dân số, ước tính GDP trong dài hạn và ngân sách công, các chuyên gia từ Tổ chức Global Construction Perspectives (GCP) và Trung tâm Kinh tế Oxford (Đại học Oxford, Anh) đưa ra dự báo đến năm 2020, cùng với Nigeria và Thổ Nhĩ Kỳ, ngành công nghiệp xây dựng của Việt Nam sẽ đạt được mức tăng trưởng cao nhất, bên cạnh các thị trường đang bùng nổ như Ấn Độ và Trung Quốc (Trung Quốc được dự báo sẽ vượt qua Hoa Kỳ để trở thành thị trường xây dựng lớn nhất thế giới vào đầu năm 2018, và sẽ chiếm tới 19,1% thị phần thế giới vào năm 2020 - tương đương 2,4 nghìn tỷ USD). Thị trường xây dựng toàn cầu hiện nay có giá trị ước tính khoảng 7,5 nghìn tỷ USD, tương đương với 13,4% GDP toàn cầu. Nhưng tới năm 2020, con số này sẽ lên tới 12,7 nghìn tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng đạt mức 70% trong thập kỷ tới./.
Kim Ngân (Nguồn Ven)