Một đô thị để được công nhận là thành phố phải được cấp thẩm quyền công nhận là đô thị loại III trở lên, quy hoạch chung đô thị theo đó được cấp có thẩm quyền phê duyệt và có từ 70% các đơn vị hành chính trực thuộc có quy hoạch chi tiết." />
Một đô thị để được công nhận là thành phố phải được cấp thẩm quyền công nhận là đô thị loại III trở lên, quy hoạch chung đô thị theo đó được cấp có thẩm quyền phê duyệt và có từ 70% các đơn vị hành chính trực thuộc có quy hoạch chi tiết.
Đó là một trong những nội dung trong dự thảo nghị định về thành lập đơn vị hành chính đô thị đang được Bộ Nội vụ đưa ra lấy ý kiến các đơn vị liên quan.
Một đô thị để được công nhận là thành phố phải có 100.000 dân trở lên - Ảnh: P.P.H. |
Nghị định quy định các điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự… thành lập đơn vị hành chính đô thị dưới cấp tỉnh ở Việt Nam gồm thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường và thị trấn. Theo đó, quy mô dân số đạt 100.000 người trở lên, mật độ dân số nội thành từ 6.000 người/km2.
Đối với thị xã: phải có thị trấn đã được cấp có thẩm quyền công nhận là đô thị loại IV, quy mô dân số từ 50.000 người, mật độ dân số nội thị đạt từ 4000 người/km2, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp nội thị đạt 75% trở lên…
Riêng quận thuộc thành phố phải có mật độ dân số từ 10.000 người/km2, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 90% trở lên, tỉ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ - du lịch trong cơ cấu kinh tế đạt từ 90% trở lên, hệ thống các công trình hạ tầng cơ sở phải được xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh, phải có quy hoạch chung đô thị được cấp thẩm quyền phê duyệt…
Trường hợp thành lập thêm các quận mới để mở rộng khu vực nội thành của thành phố phải đạt tối thiểu 70% các tiêu chuẩn trên của quận. Đối với phường, mật độ dân số đạt từ 10.000 người/km2 (thuộc quận), 6.000 người/km2 (thuộc thành phố), 4.000 người (thuộc thị xã)…
diaochungthinh.com - Theo Địa Ốc TTO