Nhìn chung, giao dịch bất động sản trên thị trường đang dần trở nên minh bạch và công khai hơn. Các chủ đầu tư đã có ý thức nghiêm túc thực hiện giao dịch bất động sản thông qua sàn giao dịch bất động sản. Theo báo cáo chưa đầy đủ của 19 tỉnh và thành phố, trong năm 2010 có 11.890 giao dịch thông qua sàn với tổng giá trị giao dịch qua sàn là 27.257 tỷ đồng (trong đó nhiều nhất là TP. Hồ Chí Minh có 4.311giao dịch qua sàn với tổng giá trị giao dịch là 6.509 tỷ đồng và Hà Nội có 3.929 giao dịch với tổng giá trị giao dịch là 18.680 tỷ đồng). Số lượng giao dịch của Hà Nội ít hơn TP.HCM nhưng giá trị giao dịch lại gấp 3 lần Tp.HCM
" />Nhìn chung, giao dịch bất động sản trên thị trường đang dần trở nên minh bạch và công khai hơn. Các chủ đầu tư đã có ý thức nghiêm túc thực hiện giao dịch bất động sản thông qua sàn giao dịch bất động sản. Theo báo cáo chưa đầy đủ của 19 tỉnh và thành phố, trong năm 2010 có 11.890 giao dịch thông qua sàn với tổng giá trị giao dịch qua sàn là 27.257 tỷ đồng (trong đó nhiều nhất là TP. Hồ Chí Minh có 4.311giao dịch qua sàn với tổng giá trị giao dịch là 6.509 tỷ đồng và Hà Nội có 3.929 giao dịch với tổng giá trị giao dịch là 18.680 tỷ đồng). Số lượng giao dịch của Hà Nội ít hơn TP.HCM nhưng giá trị giao dịch lại gấp 3 lần Tp.HCM
Giá cả bất động sản biến động không đồng đều tại các khu vực thị trường và đối với các loại hình nhà ở. Tại khu vực Hà Nội, giá đất tăng mạnh, giá căn hộ ít biến động và đang đứng ở mức cao. Tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh tình hình thị trường không có biến động nhiều cả về giá và lượng giao dịch. Tại các địa phương khác thị trường biến động không đáng kể
Thị trường thiếu ổn định
Theo Bộ Xây dựng, mặc dù thị trường bất động sản Việt Nam đang phát triển nhưng do tác động từ yếu tố giá cả, hệ thống tài chính, chính sách quản lý,...dẫn đến thị trường thiếu tính ổn định, và vẫn có nguy cơ “bong bóng‘ bất động sản. Điều này thể hiện qua:
Giá bất động sản nhất là giá nhà ở vẫn tăng và đứng ở mức cao, diễn biến phức tạp, khó kiểm soát. Theo kết quả khảo sát thực tế, giá bất động sản nói chung, trong đó giá nhà ở nói riêng tại các đô thị lớn là quá cao so với mặt bằng thu nhập của người dân, cũng như vượt quá giá trị thực của bất động sản. Giá cả bất động sản biến động không đồng đều giữa các địa phương
Hiện tượng đầu cơ, kích giá, tâm lý mua bán theo “tin đồn”, “tâm lý đám đông” còn diễn ra phổ biến như “cơn sốt” khu vực phía Tây Hà Nội hồi đầu năm 2010 khi có thông tin về quy hoạch Thủ đô Hà Nội mở rộng, cơn sốt đất ở Sóc Sơn, Đông Anh tháng 3 vừa qua.
Hệ thống tài chính bất động sản chưa hoàn thiện, thị trường bất động sản vẫn phụ thuộc lớn vào động thái của chính sách tiền tệ, tín dụng. Nguồnvốn cho thị trường bất động sản chủ yếu từ hệ thống ngân hàng và tiết kiệm của người dân. Nguồn tín dụng trung và dài hạn hầu như không có, trong khi lãi suất vay ngắn hạn cũng rất cao (đa số các ngân hàng đang áp dụng lãi suất từ 16%/năm đến 18%/năm hoặc cao hơn).
Do đó, khi ngân hàng xiết chặt cho vay sẽ tác động tới kế hoạch triển khai dự án của các chủ đầu tư, thậm chí phải dừng thi công, gây lãng phí, giảm nguồn cung cho thị trường. Việc thiếu hụt nguồn vốn từ phía các tổ chức tín dụng, ngân hàng không những làm cho các giao dịch bất động sản giảm, tiến độ triển khai các dự án chậm lại mà còn xuất hiện tình trạng các nhà đầu tư trong nước có dự án nhưng thiếu vốn đầu tư đã phải chuyển nhượng dự án hoặc liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài, các quỹ đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các dự án tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
Thị trường thiếu hàng hóa có quy mô và giá cả phù hợp với đa số nhu cầu của người dân, đặc biệt thiếu loại hình nhà ở cho thuê. Theo thống kê, loại hình nhà ở cho thuê/mượn chỉ chiếm 6,5% tổng số nhà ở trong cả nước, trong đó tỷ trọng nhà ở cho thuê tại khu vực đô thị là 13,6%. Nhà ở chung cư tại đô thị, nhất là các đô thị lớn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong các dự án phát triển nhà ở.
Tiến độ triển khai các dự án bất động sản vẫn chậm, làm giảm khả năng cung hàng hóa cho thị trường.
Giải pháp
Để chấn chỉnh thị trường bất động sản, không để thị trường bất động sản trở thành nhân tố tác động gây ra lạm phát cao và nền kinh tế “bong bóng”, kiểm soát hiệu quả dòng vốn đầu tư vào thị trường bất động sản để chống đầu cơ, nhưng cũng tránh gây sốc, làm đóng đóng băng thị trường bất động sản, gây tác động xấu lan truyền đến hệ thống các tổ chức tín dụng và đời sống xã hội như Kết luận của Bộ Chính trị về tình hình kinh tế - xã hội năm 2011, Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp sau:
Kiểm soát hiệu quả dòng vốn đầu tư vào thị trường bất động sản để chống đầu cơ, nhưng cũng tránh gây sốc, làm đóng băng thị trường bất động sản, với các biện pháp:
Việc cho vay tín dụng có thế chấp cho cá nhân mà các tổ chức tín dụng đang thực hiện hiện nay sẽ dễ dẫn đến việc chỉ những người có tài sản thế chấp mới được vay và vay nhiều lần với mục đích đầu tư, đầu cơ. Vì vậy cần phải có tiêu chí cho vay và ưu tiên cho vay các dự án có tính thanh khoản cao, hạn chế cho vay các dự án cao cấp.
Hạn chế tiến tới chấm dứt việc sử dụng tiền mặt trong các giao dịch bất động sản, nhất là đối với các hợp đồng huy động vốn, mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, giao dịch thuê nhà ở để giảm áp lực tiền mặt và hạn chế rủi ro cho các bên tham gia.
Xóa bỏ hình thức chia lô, bán nền, bán nhà xây thô trong các dự án phát triển nhà ở tại đô thị, chủ đầu tư phải có trách nhiệm hoàn thiện nhà ở trước khi bàn giao cho khách hàng; xây dựng chế tài xử phạt các chủ đầu tư bán nhà xây thô và không thực hiện tốt việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ; nghiên cứu ban hành chính sách thuế đủ mạnh để hạn chế tình trạng đầu cơ nhà, đất mà không đưa vào sử dụng gây lãng phí và làm mất mỹ qua đô thị;